HANEI 株式会社 - Hà Nội Phố Restaurant với những món ăn ngon, đậm đà bản sắc dân tộc,không gian bài trí mạng đậm phong cách Hà Nội sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.Ngoài ra chúng tôi còn có Thực Phẩm Rẻ Ibaraki chuyên cung cấp các sản phẩm Thịt các loại, Rau củ, Hoa quả, Hải sản, Đồ khô, Bánh kẹo, Đồ uống, Gia vị....phục vụ quý khách

TIẾT ĐÓNG CHAI 350ML
THỊT VỤN

THỊT VỤN

¥680
XƯƠNG LỢN
THỊT THỦ LỢN
LỢN SỮA 7-8kg
MÓNG GIÒ RÚT XƯƠNG
THỊT LỢN XAY SẴN
THỊT BẮP GIÒ LỢN CÓ XƯƠNG
MÓNG LỢN CẮT SẴN
SƯỜN SỤN NON
CÀ PHÁO TRẮNG
CÀ PHÁO XANH
CẢI CAY

CẢI CAY

¥390
CHUỐI SỨ

CHUỐI SỨ

¥900
CHUỐI SỨ

CHUỐI SỨ

¥1,000
CHUỐI XANH みどり バナナ
CỦ ĐẬU

CỦ ĐẬU

¥390
CỦ TỎI 1KG
NÔM DẠ DÀY いぶくろサラダ
TÔM NƯỚNG TEPPAN 海老の鉄板焼き
NGHÊU HẤP SẢ
ẾCH RANG MUỐI
TRÂU XÀO SẢ ỚT
BÒ NÉ

BÒ NÉ

¥1,300
CHIM CÚT RĂNG MUỐI
CHÍM CÚT QUAY MÓC MẬT
UỐNG THẢ GA 飲み放題 120分

Mẹo chọn hoa quả tươi, an toàn cho gia đình

Nhận biết một số loại quả Trung Quốc Do được dùng nhiều chất kích thích, bảo quản nên hầu hết trái cây Trung Quốc có kích thước đều đặn, láng bóng và giữ được rất lâu trong môi trường tự nhiên. Để ý kỹ, người tiêu dùng có thể phân biệt trái cây Trung Quốc và trái cây xuất xứ từ các nơi khác qua những đặc điểm sau: Táo: Thông thường táo nhập từ Châu Âu, Mỹ, hay Newzeland có màu đỏ sẫm, có nhiều sọc đốm sẫm trên quả chạy theo từng thớ dọc từ cuống quả xuống dưới đáy. Còn táo Trung Quốc do được trồng ở vùng khía hậu Châu Á có địa chất, thổ nhưỡng khác hoàn toàn nên màu thường có là màu phấn hồng, hồng nhạt. Và khi bổ ra một quả táo Newzeland có mùi thơm đậm đặc, còn táo Trung Quốc gần như không có mùi gì, lòng quả táo Newzeland có màu vàng, còn táo Trung Quốc lòng có màu vàng trắng. Táo nhập từ Châu Âu có độ ngọt, độ thơm khác hẳn, táo Trung Quốc ăn thường xốp hơn, độ ngọt có vị lợ lợ. Cam: Cam Trung Quốc ngoài bề mặt thường có độ bóng rất cao và dính, có màu vàng sẫm, loang lổ, không đều có thể do sử dụng các hoá chất kích thích tạo màu. Trong khi đó một quả cam Úc có màu vàng đều từ đầu đến chân quả cam. Nước được vắt từ một quả cam Úc được ít hơn rất nhiều so với nước vắt từ một quả cam Trung Quốc, thường chỉ bằng một nửa so với cam Trung Quốc. Nước vắt từ cam Úc cũng có màu vàng đậm hơn, mùi nước thơm vừa phải, vị ngọt, còn nước vắt từ cam Trung Quốc vàng nhạt, mùi hăng hắc.Khi bổ ra ăn, cam Úc có vị ngon, thơm, nhưng cam Úc thường bị khô ở đầu quả, ít nước hơn, lòng quả cam có màu vàng sẫm tương đương màu vỏ. Còn cam Trung Quốc khi bổ ra lòng có màu vàng nhạt, so với cam Úc có màu vàng nhạt hơn rất nhiều. Cherry: Cherry Trung Quốc ăn mềm, nhạt chứ không giòn và ngọt như cherry Úc. Với cherry thì khó nhận biết hơn một chút, nhưng cherry Úc có màu đỏ đậm hơn một chút, ăn giòn và ngọt, còn cherry Trung Quốc ăn có vẻ nhũn hơn, vị nhạt hơn, lợ hơn… Quýt: Quýt Trung Quốc vào Việt Nam được quảng cáo là quýt nội. Quýt Trung Quốc vỏ dày, bóng và khi bóc ra 2 đầu múi thường bị khô, chai. Quýt Việt Nam vỏ mỏng, thường bị nám. Nho: Nho Trung Quốc to tròn, có lớp vỏ màu nhạt, ăn vị chua, mềm, bở và nhiều hạt. Nho Mỹ vỏ sậm hơn, thuôn dài, vị ngọt, giòn, rất ít hoặc không có hạt. Nho Phan Rang (Ninh Thuận) quả nhỏ, chùm ngắn, màu xanh tươi.Lựu: Lựu Việt Nam trái nhỏ, hột nhiều, dày, màu da xanh. Lựu Trung Quốc to, tròn, vỏ mỏng, màu trắng hồng. Mẹo chọn hoa quả tươi ngon Theo kinh nghiệm của người làm vườn, phân biệt trái cây ngon không khó, chỉ cần sờ bằng tay và nhìn bằng mắt là đã có thể nhận biết được hầu hết các loại trái cây ngon hay dở. Cam, quýt: Không nên chọn trái có màu vàng tươi đã rụng cuống, có thể màu vàng tươi đó là “chín háp” do sâu hại, ong chích, cây bị suy kiệt… khiến trái rụng trong vườn. Nên chọn trái cam, quýt có màu vàng mỡ gà (chiếm ít nhất 1/3 trái), da bóng láng, có đốm thâm lộ ra, vỏ mỏng… Với cam sành không nên chọn trái lớn có da sần sùi hay vàng chóe một bên (do nám nắng), trái cam như vậy vỏ dày, bị sượng khô, ít nước, không ngọt. Lê, táo: Vỏ mịn màng, căng phồng, nặng mới ngon. Chôm Chôm: Sang tháng 7 âm lịch là chôm chôm trái vụ nên rất dễ bị sâu phần cuống. Mua chôm chôm Thái (râu dài) hoặc chôm chôm nhãn không nên chọn trái chín đỏ (thịt dai, ít tróc) mà nên chọn trái vừa chín, còn ửng vàng hơi xanh thì cơm trái rất giòn và dễ tróc.Bưởi Da xanh: Nâng trái cây trên tay, nếu thấy nhẹ là quả ít nước, xốp, khô . Nếu mua ăn trong gia đình nên chọn trái nặng trung bình 1 - 1,5 kg, da láng, màu xanh vỏ bưởi hơi ngả vàng, trái nhỏ nhưng nặng. Không chọn trái có da nhăn nhúm, xanh đậm, nhẹ. Xoài: Chọn thứ da căng bóng, có màu vàng sáng. không lấy quả da thâm đen, vỏ nhăn, nhũn. Khúc đầu của quả xoài chín vàng và cứng, trên bụng xoài phía dưới cùng chót đuôi có một chiếc mắt nhỏ, mắt nhỏ là xoài hạt nhỏ. Xoài cát Hòa Lộc thường có giá cao nhất trong các loại xoài, trái nặng trung bình 300 - 350g, dáng trái thuôn, cuống nhỏ (nhỏ hơn các giống khác) hơi lõm sâu, phần đầu trái (chóp nhọn) có khoảng lõm vào tựa “nhân trung”. Chọn trái có màu vàng sậm, có vết thâm li ti đều trên trái, da căng láng, phần đầu trái không bị teo hoặc nhăn (do hái trái chưa già), ngửi có mùi thơm ngọt đậm.Dứa: Lựa chọn quả to, mắt to đều, chín vàng, dùng tay búng vào có tiếng kêu bịch bịch là có nhiều nước. Quả nào mắt nhỏ, sâu, không đều là loại dứa không ngon.Mãng cầu ta (Na): Chọn những trái mắt nở, tròn đều, màu trắng ngà, không bị thâm đen và nứt nẻ. Đu đủ: Chọn quả đang chín, màu vàng hơi ngả sang đỏ, nặng tay, cuống còn tươi. Dưa hấu: Nên chọn quả dưa hấu với phần vỏ có nhiều gân, trái tròn và nặng. Nếu trái tròn nhưng nhẹ là dưa bọng ruột vì đã quá già. Nên chọn vỏ thật cứng, với những trái có vỏ cứng, ruột dưa sẽ giòn, ngon hơn. Mít: Nhìn gai mít nếu các gai dàn xa nhau, không cao, nhọn, quả không có chỗ eo, lõm, búng tay kêu bình bịch, nặng trái là ngon. Mít tố nữ: Có cuống chỉ dài chừng 0,5cm, đừng nhầm với mít tây có cuống dài hơn (1-1,5 cm). Chuối: Chọn quả tròn đều, chín lốm đốm, màu vàng tươi hay xanh đã ngả vàng, không nát, không thâm đen. Chuối già ngon là chuối quả không quá to, chuối quả to là chuối già lùn, không thơm. Măng cụt: chọn quả có đường kính chừng 4-5cm, quả nhỏ hơn là măng cụt mọc cuối cành, không ngon. Cuống phải tươi, vỏ bóng vừa phải, đó là quả chín cây. Chọn trái màu nâu sậm, màu da không lốm đốm vết mủ, vỏ không dày cứng. Nếu trái măng cụt có vết mủ, vỏ cứng thì dễ bị sượng bên trong. Tốt nhất là nên ăn măng cụt đầu mùa, còn khi có mưa xuống, trên 50% trái măng cụt bị sượng, không ngon. Sầu riêng: Sầu riêng ngon không nhất thiết phải là quả có mùi thơm, màu vỏ xanh hay vàng. Quả ngon là quả có gai nở tròn trịa bằng nhau, không có vết xước, thủng sâu, không bị nứt ra, lắc thử có cảm giác bên trong lỏng, rung (ngọt, béo), vỗ nghe âm trầm. Nếu không rành mua sầu riêng, bạn có thể yêu cầu người bán dùng que thử (ghim vào phần thịt, lấy ra ngửi có mùi thơm béo là được) hoặc tách vỏ ra luôn để đảm bảo hơn. Bơ: nếu bạn thích ăn bơ thật béo, thơm và dẻo thì hãy chọn bơ sáp – loại bơ này khi chín quả có màu xanh sáng, hơi xù xì, lấm tấm những điểm vàng. Nên chọn những quả nặng, chắc tay, không nhũn, không ọp. Nếu bạn muốn mua để ăn ngay, hãy chọn những quả khi bóp nhẹ thấy hơi mềm nhưng vẫn chắc. Hoặc bạn chọn quả bơ có phần bầu chưa mềm nhưng khi bấm vào phần cuống thấy đã hơi mềm rồi, quả bơ sẽ chín dần, bạn có thể ăn sau vài ngày. Khi chọn bơ, bạn cũng nên lắc nhẹ và chọn quả nghe thấy hạt lăn nhẹ phía trong, đừng chọn quả có cảm giác hạt lăn rất rõ chứng tỏ quả bơ đó không dày thịt lắm. Hình dạng quả bơ cũng nên được cân nhắc: những quả bơ dáng tròn thường có hạt to; những quả thuôn dài thường chắc, dày thịt, nhưng bạn sẽ có nguy cơ gặp quả nhiều xơ.

Bảo quản đồ khô an toàn

Các loại đồ khô như măng, mộc nhĩ, nấm hương, tôm khô... được nhiều bà nội trợ tích trữ trong bếp để dùng dần. Tuy nhiên, nếu sơ ý trong cách bảo quản, những loại đồ khô này có thể gây ngộ độc thực phẩm. Treo cao để tránh ẩm Trong mùa thu đông, để tránh ẩm mốc, đồ khô nên được bảo quản ở nơi khô thoáng. Bạn có thể dùng hạt chống ẩm để bảo quản thực phẩm nhằm ngăn tình trạng ẩm mốc xảy ra. Hạt chống ẩm có tính bền vững cao nên việc đóng gói sản phẩm đi kèm với gói hạt chống ẩm không ảnh hưởng đến tính chất của sản phẩm được bảo quản. Bảo quản kín Một cách bảo quản khác là có thể sử dụng màng bọc thực phẩm, túi zipper hay các chai lọ kín để “niêm phong” nhằm đảm bảo cho sản phẩm có thể giữ được lâu hơn, tránh sự thâm nhập của không khí bên ngoài. Những loại vật liệu này cũng giúp chống ô xy hóa, chống chảy, đổ trong quá trình vận chuyển. Bảo quản trong tủ lạnh Tủ lạnh cũng là nơi có thể giữ thực phẩm khô lâu hơn nếu bạn bảo quản đúng cách. Tùy từng loại thực phẩm khô và tùy việc sử dụng nhiều hay ít mà bạn quyết định bảo quản ở ngăn mát hay ngăn đông. Dù để thực phẩm ở ngăn nào thì bạn cũng nên bao gói thực phẩm bằng lớp giấy báo, giấy hút ẩm, khăn bông hay áo thun cũ, hoặc có thể sử dụng các lọ thủy tinh, hộp nhựa chuyên dụng.

3 cách chọn thịt lợn sạch, tươi ngon, an toàn cho sức khỏe

Thịt lợn là một trong những nguồn thực phẩm chính của nhiều gia đình Việt. Thế nhưng, làm thế nào để nhận biết thịt lợn sạch là vấn đề khiến nhiều người nội trợ phải đau đầu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số cách chọn thịt lợn sạch đơn giản, dễ dàng. 1. Cách nhận biết thịt lợn sạch, tươi ngon, an toàn Màu sắc, mùi thịt Một trong những cách chọn thịt lợn sạch phổ biến nhất là quan sát màu và xem xét mùi của thịt. Theo đó, thịt lợn chất lượng sẽ có màu hồng nhạt đến đỏ thẫm, mùi không bị ôi thiu. Khi cắt thịt theo chiều dọc sẽ thấy được phần thịt khô ráo bên trong, cơ hơi se lại, lớp bì mềm, mỡ màu trắng trong đến hơi ngà và khi ngửi không có mùi gắt dầu. Ngoài ra khi đem luộc, nước sẽ trong,  xuất hiện váng mỡ to và không bị bọt nhiều. Độ đàn hồi Thịt lợn sạch là thịt tươi mới nên có độ đàn hồi rất tốt. Vì thế khi mua hàng, bạn hãy dùng ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra. Lúc này khi quan sát, nếu thấy các thớ thịt đều, săn chắc, không nhũn nhão, đàn hồi tốt, không rỉ dịch, chảy nhớt thì chính là thịt lợn ngon. Lớp mỡ, thịt Thông thường, thịt lợn ngon sẽ có lớp mỡ dày khoảng 1,5 – 2cm. Trong đó, lớp mỡ và phần thịt nạc dính chặt với nhau. Theo một số người, nếu lớp mỡ và bì càng dày thì chứng tỏ đó là lợn không bị nuôi tăng trọng. 2. Dấu hiệu thịt lợn bị nhiễm ký sinh trùng, thịt lợn bẩn Bên cạnh có mùi tanh, ôi thiu và có độ đàn hồi kém, thịt lợn kém chất lượng còn có màu sắc bất thường. Cụ thể: Thịt lợn đóng dấu: Bề mặt da lợn có những nốt tròn đỏ, tía hoặc son hoặc màu tím bầm với kích thước khác nhau. Thịt lợn bị thương hàn: Bề mặt da có những nốt bầm hoặc lấm tấm xuất huyết. Thịt lợn bị tụ huyết trùng: Thịt có những mảng bầm, tụ máu. Thịt lợn bị nhiễm giun sán: Xuất hiện những hạt như hạt gạo nếp (đây là ấu trùng sán tập trung thành từng bọc) trên thịt. Thịt lợn bị ngâm hàn the: Quan sát thấy thấy thịt nhão, rỉ dịch và có mùi không tươi như bình thường. Sau khi rửa sẽ thấy thịt chuyển sang màu nhạt dần và có mùi tanh vì ngâm phẩm màu pha tiết lợn. Thịt lợn bị tả: Những nốt xuất huyết thường nằm dưới da hoặc trên vành tai, lấm tấm như nốt muỗi đốt. Thịt lợn bị viêm gan: Thịt lợn có màu vàng. 3. Cách bảo quản thịt lợn tại nhà tươi lâu, giữ được dinh dưỡng Sau khi mua về, nếu không được bảo quản đúng cách, thịt lợn vẫn có thể bị kém chất lượng, thậm chí là gây ngộ độc cho người dùng. Vì thế, để bảo quản thịt lợn tươi, tốt nhất bạn nên bọc thịt lợn kỹ lưỡng và cho vào tủ lạnh. Cần lưu ý thịt lợn tươi cần được đặt xa những thực phẩm đã chính hoặc ăn sống (rau, trái cây) khác.  Bên cạnh đó, nếu không chế biến thịt ngay, bạn nên đặt thịt trên ngăn đá. Còn nếu cần chế biến trong thời gian ngắn, bạn nên để thịt ở ngăn mát để tiết kiệm thời gian chờ rã đông.

080 5528 2128